Phẫu thuật hàm

Hàm Dưới Đưa Ra Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Hàm dưới đưa ra hay còn gọi là khớp cắn ngược (răng móm); tình trạng này phổ biến cũng không kém răng hô, vẩu và dẫn đến nhiều phiền toái cho người gặp phải. Vậy răng hàm dưới đưa ra do đâu? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Nha Khoa VIX tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé! 

Hàm dưới đưa ra
Cùng Nha Khoa VIX tìm hiểu cách chữa hàm dưới đưa ra qua bài viết này nhé!

Hàm dưới đưa ra là gì?

Răng hàm dưới đưa ra thực chất là tình trạng móm mà nhiều người thường gọi; thể hiện sự bất cân đối giữa 2 hàm trên và dưới. Dấu hiệu nhận biết là xương hàm dưới phát triển quá mức đưa ra phía trước; trong khi xương hàm trên lại quá ngắn cụp vào bên trong. Tùy vào trường hợp cụ thể của mỗi người, hiện tượng này có thể xảy ra do răng; do hàm hoặc kết hợp giữa hai yếu tố này.

Hàm dưới đưa ra là gì
Hàm dưới đưa ra là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến ở nhiều người

Răng móm ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt; làm suy giảm chức năng ăn nhai và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng thường gặp. Hơn nữa, nhiều trường hợp răng móm nặng, khi nhìn nghiêng sẽ thấy rõ khuôn mặt hình lưỡi cày nên bệnh 

Chính vì thế, việc khắc phục tình trạng hàm răng dưới bị chìa ra ngoài là cần thiết để giúp bệnh nhân ăn nhai tốt hơn, thoải mái đầu óc tinh thần; đồng thời cải thiện nhan sắc để có nhiều cơ hội hơn trong công việc cũng như cuộc sống. 

Nguyên nhân khiến hàm dưới bị đưa ra 

Các bác sĩ tại Nha Khoa VIX cho biết răng móm có nhiều nguyên nhân gây ra; có thể là do răng, do xương hoặc do cả răng và xương hàm. 

Khớp cắn ngược do răng

Đặc điểm nhận biết khớp cắn ngược do răng đó là nhóm răng cửa phía trước của hàm dưới chìa ra bên ngoài, bao lấy răng hàm trên. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới; hoặc do trẻ em có thói quen trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi.

Khớp cắn ngược do xương hàm

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do xương hàm trên kém phát triển; trong khi xương hàm dưới phát triển quá mức. Hoặc cũng có thể là do dị tật khe hở vòm miệng khiến cho xương hàm trên thiếu hụt kích thước theo chiều ngang và chiều trước sau. Từ đó làm cho răng cửa hàm trên luôn ở phía trong so với răng cửa hàm dưới. 

Tác hại của răng hàm dưới đưa ra (khớp cắn ngược)

Lý do hầu hết các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên điều trị răng hàm dưới đưa ra càng sớm càng tốt là để ngăn ngừa; hạn chế tối đa những tác hại của chúng đối với sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể. 

Hàm dưới bị đưa ra gây mất cân đối cho khuôn mặt

Đây được xem là tác hại lớn nhất của khớp cắn ngược (móm). Tình trạng này khiến cho khuôn mặt bệnh nhân bị bất cân đối; có xu hướng dài hơn bình thường và khi nhìn nghiêng sẽ thấy rất rõ rệt. 

Tác hại răng hàm dưới đưa ra
Răng hàm dưới đưa ra khiến người gặp phải mất tự tin, e ngại khi giao tiếp

Hơn nữa, đa số người có răng móm thường già hơn so với tuổi thật của mình. Điều này ảnh hưởng lớn đến tinh thần và các mối quan hệ xã hội, học tập, công việc, tình cảm. 

Khớp cắn ngược gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Răng hàm dưới đưa ra không những khiến tổng thể khuôn mặt bị kém sắc; mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai của bệnh nhân. Quá trình cắn xé thức ăn khó khăn về lâu dài có thể làm phát sinh một số vấn đề về đường tiêu hóa. 

Răng móm gây cản trở việc phát âm

Do đây là một dạng sai lệch khớp cắn nên việc phát âm sẽ không chuẩn như người có hàm răng đều đặn, khớp cắn chuẩn. Tình trạng bị nghịu hoặc nói nuốt âm sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập, giao tiếp, đặc biệt khi học ngoại ngữ. 

Các phương pháp chữa hàm răng dưới đưa ra ngoài

Hiện nay, công nghệ y học ngày càng phát triển mạnh nên việc khắc phục hàm dưới đưa ra không quá khó khăn như trước. Dưới đây là 2 phương pháp chữa răng hàm dưới đưa ra được nhiều người lựa chọn. 

Phẫu thuật hàm

Phẫu thuật hàm được đánh giá là giải pháp chữa răng cắn ngược hiện đại nhất. Chỉ sau 1 lần thực hiện bạn sẽ sở hữu ngay khuôn mặt cân đối, hài hòa và khớp cắn chuẩn. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị chuyên dụng can thiệp trực tiếp vào hàm; điều chỉnh lại phần hàm lệch và đưa chúng trở về đúng vị trí mong muốn; cuối cùng cố định lại bằng nẹp vít. 

Phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm thường được bác sĩ chỉ định chữa hàm dưới nhô ra do xương

Thông thường, một ca phẫu thuật hàm sẽ kéo dài trong khoảng 90 – 120 phút tùy trường hợp. Sau khi thực hiện xong, bạn cần ở lại bệnh viện/nha khoa trong vòng 1 ngày để các bác sĩ tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe. Sau khoảng 6 tuần, xương hàm sẽ lành hẳn và bạn sẽ vô cùng tự tin với nhan sắc của mình.     

Kinh nghiệm trước khi phẫu thuật hàm dưới đưa ra

  • Bạn phải tìm hiểu thật kỹ để chọn đúng địa chỉ phẫu thuật hàm uy tín, chất lượng. Bởi bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, máy móc hỗ trợ hiện đại sẽ đảm bảo kết quả điều trị; đồng thời dễ dàng kiểm soát và xử lý các tình huống xảy ra với độ chính xác cao. 
  • Trong ngày phẫu thuật hàm, bạn nên đi cùng với người thân để giúp bạn vững vàng tâm lý; thoải mái và chăm sóc hậu phẫu được tốt hơn.  
  • Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây tê hoặc gây mê để quá trình diễn ra thoải mái và nhẹ nhàng nhất.  

Kinh nghiệm sau khi phẫu thuật khớp cắn ngược 

  • Sau khi phẫu thuật hàm xong, bạn sẽ có cảm giác hơi ê ẩm nhưng vẫn trong ngưỡng chịu được nên đừng quá lo lắng nhé. Lúc này, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn ở lại bệnh viện đủ 24h để theo dõi tình hình. 
  • Vài ngày đầu tiên sau phẫu thuật, thức ăn chủ yếu của bạn là cháo và súp. Sau khoảng 5 ngày là bạn có thể ăn cơm bình thường. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cho bạn đeo băng gạc chuyên dụng để đảm bảo kết quả. Thông thường, sau 2 – 3 tuần thì bạn sẽ đến tái khám và cắt chỉ vòng miệng. Tùy thuộc vào cơ địa cũng như chế độ chăm sóc mỗi người vết thương sẽ lành hẳn từ 3 – 6 tháng. Lúc này mọi người sẽ hết bị hô, có thể ăn bình thường và vận động thoải mái.

Niềng răng hàm dưới đưa ra

Bên cạnh phẫu thuật hàm thì niềng răng hàm dưới đưa ra cũng được nhiều người lựa chọn. Đây là phương pháp điều chỉnh vị trí của các răng dựa trên lực tác động của khí cụ chỉnh nha; bao gồm mắc cài, dây cung, dây chun hoặc khay trong suốt.

Niềng răng hàm dưới đưa ra
Niềng răng là phương pháp chữa răng hàm dưới nhô ra do răng hiệu quả cao

Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng hiệu quả cho răng dưới nhô ra ngoài không phải do xương hàm mà là do răng. Vì vậy, để biết tình trạng khớp cắn ngược của bạn có thể niềng răng được hay không? Thì bạn nên dành thời gian thăm khám trực tiếp cùng với bác sĩ chuyên môn nhé. 

Mắc cài kim loại

Đây là loại mắc cài niềng răng phổ biến và xuất hiện đầu tiên; nhận được sự lựa chọn của đông đảo khách hàng do có chi phí rẻ, hiệu quả chỉnh nha cao. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ gắn mắc cài của từng răng bằng thun hoặc dây thép để điều chỉnh cấu trúc hàm đang bị lệch. Khung được làm bằng kim loại nên rất chắc chắn, thế nên bạn có thể sinh hoạt, ăn uống hoàn toàn bình thường. 

Tuy nhiên, hạn chế của mắc cài kim loại đó là tính thẩm mỹ không cao; nên có thể làm bạn mất tự tin trong quá trình giao tiếp, học tập. Hơn nữa có thể tạo cảm giác khó chịu, vướng víu trong thời gian đầu sử dụng. 

Mắc cài sứ, pha lê

Có chức năng, cơ chế hoạt động tương tự như niềng răng mắc cài kim loại. Tuy nhiên mắc cài sứ/pha lê có tính thẩm mỹ cao hơn do màu sắc mắc cài tương đồng răng thật. Do đó, niềng răng hàm dưới đưa ra bằng mắc cài sứ được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. 

Ngoài ra, sử dụng phương pháp này còn đảm bảo tính an toàn cao cho cơ thể; hoàn toàn không gây bất kỳ kích ứng, dị ứng trong thời gian dài đeo niềng răng. Nhưng hạn chế của mắc cài sứ, pha lê là vẫn gây cộm cấn, vướng víu cho bệnh nhân. 

Mắc cài mặt trong

Đây còn được gọi là niềng răng mắc cài mặt lưỡi; được nhiều người chọn để trị răng hàm dưới đưa ra do có tính thẩm mỹ rất cao. Thay vì mắc cài gắn bên ngoài bề mặt răng như thông thường; thì bác sĩ sẽ gắn mắc cài vào mặt bên trong của răng. Từ đó người đối diện sẽ khó có thể nhận ra bạn đang đeo niềng. Lúc này bạn thoải mái giao tiếp, học tập, sinh hoạt mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị tốt. 

Tuy nhiên, nhược điểm của mắc cài mặt trong đó là bạn sẽ khó vệ sinh răng miệng hơn; đồng thời còn có thể gây khó chịu cho bộ phận lưỡi khi mới sử dụng. Ngoài ra, để đem lại hiệu quả tối ưu với phương pháp này đòi hỏi bác sĩ phải giàu kinh nghiệm. 

Mắc cài tự khóa/tự đóng

Do được ra đời sau nên niềng răng mắc cài tự khóa được đánh giá cao hơn các kỹ thuật niềng răng truyền thống. Được thiết kế rất thông minh, chúng có nắp trượt hoặc có cánh kim loại để cố định phần dây; phần cung trở nên linh hoạt trong rãnh mắc cài. Điều này không những làm giảm bớt áp lực ma sát, ít đau khi răng dịch chuyển; mà rút ngắn thời gian điều trị tối đa, đồng thời hạn chế số lần tái khám định kỳ với bác sĩ. 

Niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt)

Niềng răng trong suốt là cách chữa hàm dưới bị đưa ra tiên tiến nhất hiện nay; khắc phục hoàn toàn các nhược điểm của những kỹ thuật chỉnh nha truyền thống. Do đó, số lượng khách hàng lựa chọn giải pháp này đang tăng dần đều tại Nha Khoa VIX

Với kỹ thuật này, bạn không cần phải đeo mắc cài; dây kim loại rườm rà, ăn nhai vệ sinh khó khăn. Bởi vì các bác sĩ sẽ sử dụng hàng loạt khay trong suốt để dịch chuyển răng dần đều. 

Ưu điểm của khay này là dễ dàng tháo rời ra ngoài, màu sắc trong suốt; chất liệu an toàn cho cơ thể. Thế nên sau khi đeo niềng bạn không phải lo lắng về vấn đề ăn uống, giao tiếp. Trung bình thì mỗi người cần khoảng từ 20 – 48 bộ khay để hoàn tất liệu trình chỉnh nha. 

Các bước niềng răng móm cơ bản 

Một quá trình chỉnh nha đầy đủ các bước sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị; đồng thời đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe răng miệng lẫn cơ thể. 

Bước 1: Khám, tư vấn và chụp CT 3D

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp CT 3D kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân khiến hàm răng dưới chìa ra ngoài; cũng như mức độ lệch lạc cụ thể của các răng trên cung hàm. Từ đó, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho từng khách hàng. 

Ớ bước này, chi phí điều trị, thời gian chỉnh nha dự kiến, loại mắc cài sử dụng,… cũng sẽ được bác sĩ tư vấn rõ ràng. 

Bước 2: Lấy dấu hàm

Sau khi khách hàng đồng ý ký hợp đồng chỉnh nha; bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dấu hàm và vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho khách hàng. 

Bước 3: Gắn mắc cài

Bác sĩ gắn khí cụ chỉnh nha lên răng theo phác đồ điều trị đã tư vấn cho khách hàng trước đó. 

Các bước niềng răng móm
Quá trình gắn mắc cài niềng răng diễn ra từ 20 – 60 phút và không gây đau

Bước 4: Hẹn lịch tái khám

Sau khi gắn khí cụ chỉnh nha, bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà. Thông thường định kỳ 1 tháng/lần, khách hàng cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra độ dịch chuyển của các răng; điều chỉnh mắc cài phù hợp.

Bước 5: Tháo mắc cài 

Sau khi răng đã dịch chuyển về đúng vị trí, khớp cắn 2 hàm chuẩn và hết móm; bác sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài niềng răng; đồng thời hướng dẫn khách hàng đeo hàm duy trì để đảm bảo kết quả.

Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến răng hàm dưới đưa ra và cách điều trị hiệu quả. Để đặt lịch hẹn thăm khám răng miệng hoàn toàn miễn phí tại Nha Khoa VIX; quý bạn đọc có thể Inbox qua website hoặc gọi đến số Hotline: 028 3535 2929

Thông tin liên lạc Vixdental