Tình trạng răng hàm dưới nhô ra hay còn gọi là móm, đây là một dạng sai khớp cắn khá thường gặp. Vậy nguyên nhân hàm răng dưới chìa ra ngoài là gì? Cách điều trị hàm dưới đưa ra thế nào? Hãy cùng Nha Khoa VIX tìm lời giải đáp qua bài viết này nhé!

Danh mục
Nguyên nhân khiến răng hàm dưới nhô ra
Việc biết được nguyên nhân răng hàm dưới nhô ra do đâu sẽ giúp bạn lựa chọn được cách điều trị phù hợp.
Thực tế cho thấy tùy trường hợp mỗi người mà biến dạng của răng hàm dưới do răng; do xương hàm hoặc do cả hai yếu tố trên. Cụ thể:
Răng hàm dưới nhô ra do răng
Trường hợp này xảy ra là do răng cửa hàm trên mọc muộn hơn so với răng cửa hàm dưới. Hoặc cũng có thể do lúc còn nhỏ, bạn hay có thói quen trượt hàm sang bên cạnh. Điều này sẽ khiến cho răng cửa hàm dưới chìa ra và trùm lấy nhóm răng hàm trên.
Hàm dưới đưa ra do xương hàm
Đây là nguyên nhân khá thường gặp khiến răng hàm dưới đưa ra so với răng hàm trên. Trường hợp này xảy ra do xương hàm trên kém phát triển, ngược lại răng hàm dưới lại phát triển quá mức. Hoặc cũng có thể là do dị tật khe hở vòm miệng làm cho xương hàm trên bị thiếu hụt kích thước so với xương hàm dưới.

Hàm dưới chìa ra ngoài do cả răng và xương hàm
Đây là trường hợp răng hàm dưới nhô ra phức tạp nhất, do kết hợp giữa răng và hàm.
Tác hại răng hàm dưới chìa ra ngoài
Nhận biết được những tác hại của răng hàm dưới đưa ra sẽ giúp cho người gặp phải nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục; để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đời sống sinh hoạt; ăn nhai và đặc biệt là tính thẩm mỹ khi giao tiếp.
Thực tế có nhiều trường hợp hàm dưới đưa ra không khép được miệng như mong muốn. Thậm chí, gương mặt của một số người bị biến dạng, có hình dáng giống như lưỡi cày. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ khuôn mặt; khiến người bệnh cảm thấy rất tự ti, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh.

Không những thế, hàm răng dưới chìa ra ngoài còn làm suy giảm chức năng ăn nhai của hàm; ảnh hưởng đến quá trình ăn uống hàng ngày. Lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề về răng miệng, mỏi cơ, đau khớp; giảm tuổi thọ của răng và đường tiêu hóa bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, những người có hàm dưới đưa ra sẽ phát âm khó hơn người có khớp cắn chuẩn. Việc nói ngọng hay không rõ chữ sẽ ảnh hưởng lớn đến giao tiếp, học tập, công việc; đặc biệt khi học ngoại ngữ.
Chữa răng hàm dưới nhô ra bằng kỹ thuật niềng răng
Niềng răng là phương pháp khắc phục hàm răng dưới chìa ra ngoài hiệu quả cao; nhận được sự quan tâm và tin chọn của đông đảo khách hàng. Đặc biệt, răng móm (khớp cắn ngược) nếu được phát hiện và điều trị sớm ở trẻ em sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Về nguyên lý, niềng răng là kỹ thuật sử dụng các khí cụ chuyên dụng như mắc cài, dây cung; hay khay niềng trong suốt để gắn lên răng nhằm tạo ra lực tác động phù hợp để giúp răng trở về đúng vị trí mong muốn.

Trung bình thời gian hoàn tất quá trình niềng răng sẽ dao động từ 12-24 tháng. (Tùy thuộc vào từng cơ địa, độ tuổi, tình trạng răng mỗi người và phương pháp niềng răng). Tin vui, hiện tại Nha Khoa VIX đang có giải pháp chỉnh nha Miracle độc quyền giúp rút ngắn thời gian điều trị chỉ từ 6 tháng. (ngắn hơn 2/3 thời gian so với kỹ thuật thông thường).
Hiện nay, thị trường cung cấp đa dạng phương pháp niềng răng như niềng răng mắc cài kim loại hoặc sứ; niềng răng mắc cài tự buộc, niềng răng mắc cài mặt lưỡi, niềng răng tháo lắp,… Ở mỗi kỹ thuật sẽ có những ưu điểm riêng, đáp ứng yêu cầu khác nhau của mỗi người.
Tuy nhiên, để biết loại niềng răng nào phù hợp nhất với mình thì bạn nên tham khảo bởi ý kiến của bác sĩ chuyên môn nhé. Do đó, để có được thông tin chính xác nhất, bạn nên đến trực tiếp Nha Khoa VIX để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
Quá trình niềng răng trị khớp cắn ngược cơ bản
Dưới đây là quá trình niềng răng chữa răng hàm dưới nhô ra cơ bản nhất, bạn có thể tham khảo nhé!
Bước 1: Khám, chụp CT 3D và tư vấn
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và chụp CT 3D Cone Beam để xác định chuẩn xác nguyên nhân khiến răng hàm dưới bị chìa ra ngoài. Đồng thời biết được mức độ lệch lạc răng của từng trường hợp cụ thể. Từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp nhất, đảm bảo mang lại kết quả đẹp đúng như mong đợi. Ở bước này bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn luôn về chi phí điều trị, thời gian dự kiến.
Bước 2: Lấy mẫu dấu hàm
Sau khi thăm khám xong, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và lấy mẫu dấu hàm cho khách hàng.
Bước 3: Gắn mắc cài lên răng
Tiếp theo, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên răng (mắc cài kim loại, sứ hoặc khay trong suốt) theo phác đồ điều trị đã tư vấn ban đầu cho khách hàng.
Bước 4: Hẹn lịch tái khám
Sau khi gắn xong khí cụ chỉnh nha, bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng cách chăm sóc; vệ sinh răng miệng đúng cách tại nhà để quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ; rút ngắn thời gian niềng răng hàm dưới nhô ra. Ngoài ra, hàng tháng bạn cũng cần đến nha khoa 1 lần theo chỉ định của bác sĩ để điều chỉnh mắc cài; theo dõi răng dịch chuyển.
Bước 5: Tháo niềng răng, đeo hàm duy trì
Khi răng của bạn đã được sắp xếp đều đặn, khớp cắn chuẩn thì bác sĩ sẽ tháo mắc cài ra. Để đảm bảo răng được ổn định, bạn sẽ được đeo thêm hàm duy trì một thời gian.
Phẫu thuật hàm răng dưới chìa ra ngoài
Đây là giải pháp khắc phục răng hàm dưới nhô ra cho hiệu quả rất cao; thường được bác sĩ chỉ định cho trường hợp hàm dưới nhô ra nguyên nhân do xương hàm. Ưu điểm lớn nhất của phẫu thuật hàm là kết quả có ngay sau thực hiện, tiết kiệm thời gian tối đa.

Theo đó, các bác sĩ sẽ can thiệp trực tiếp vào phần hàm lệch ra bên ngoài bằng cách cắt bớt xương. Sau đó cố định chắc chắn lại bằng nẹp vít chuyên dụng trong y khoa. Thông thường, một ca phẫu thuật hàm sẽ kéo dài từ khoảng 90 – 120 phút.
Kinh nghiệm trước khi phẫu thuật hàm hô
- Bạn hãy tìm kiếm những địa chỉ uy tín; đảm bảo máy móc hiện đại để xác định tình trạng bị hô ở mức độ nào và sẽ nhận được sự tư vấn cụ thể của bác sĩ. Hơn nữa, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ dễ dàng kiểm soát và xử lý các tình huống xảy ra với độ chính xác cao.
- Vào ngày phẫu thuật, bạn nên đi cùng với người thân hay bạn bè để giúp bạn vững tâm lý và chăm sóc hậu phẫu được tốt hơn.
- Trước khi tiến hành phẫu thuật bác sĩ sẽ tiến hành gây tê hoặc mê khu vực cần thiết; nên bạn không cần lo lắng về vấn đề đau nhức.
Kinh nghiệm sau phẫu thuật hàm hô
- Sau khi phẫu thuật, thuốc tê tan hết nên bạn sẽ có cảm giác hơi ê ẩm, nhưng không vấn đề gì cả. Bạn sẽ ở lại bệnh viện đủ 24h để bác sĩ theo dõi tình hình.
- Vài ngày đầu sau phẫu thuật, bạn nên ăn chủ yếu là cháo và súp để giảm lực nhai tối đa. Sau khoảng 5 ngày là bạn có thể ăn cơm.
- Bác sĩ sẽ cho bạn đeo băng gạc chuyên dụng để đảm bảo kết quả. Khoảng từ 2 – 3 tuần thì bạn đến tái khám và cắt chỉ vòng miệng.
- Tùy thuộc vào cơ địa cũng như cách chăm sóc mà bạn hoàn thiện hàm răng từ 3 – 6 tháng. Lúc này bạn có thể ăn uống như bình thường và vận động thoải mái.
Hi vọng bài viết đã giúp bạn biết được nguyên nhân răng hàm dưới nhô ra và cách điều trị. Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào cần được bác sĩ giải đáp miễn phí; đừng ngần ngại Inbox cho website hoặc gọi đến số Hotline của Nha Khoa VIX: 028 3535 2929.
*Bài viết được cố vấn nội dung bởi Bác sĩ Hoàng Lộc
