Răng hô hàm dưới nên làm gì

Răng Hô Hàm Dưới Nên Niềng Hay Phẫu Thuật ? Ưu Nhược Điểm

Răng hô hàm dưới hay còn gọi là răng móm là tình trạng khớp cắn ngược; gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt và cản trở việc ăn nhai; gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì thế việc lựa chọn phương pháp khắc phục là rất cần thiết. Việc chỉnh hô hàm dưới có thể thực hiện bằng phương pháp niềng răng; hoặc phẫu thuật. Cùng Nha khoa VIX tìm hiểu 2 phương pháp này và ưu nhược điểm của từng loại nhé!

Răng hô hàm dưới nên làm gì
Răng hô hàm dưới nên niềng hay phẫu thuật?

Răng hô hàm dưới là gì?

Răng hô hàm dưới là tình trạng khớp cắn ngược; vòm hàm dưới bao lấy vòm hàm trên và nhô ra bên ngoài. Răng bị hô hàm dưới gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng quan thẩm mỹ khuôn mặt của bạn. Đặc biệt, tình trạng này còn gây cản trở cho việc ăn nhai mỗi ngày; và tạo nên sự xô lệch nặng ở răng.

Dấu hiệu nhận diện răng bị hô hàm dưới rõ ràng nhất là khi ngậm răng lại; bệnh nhân sẽ cảm thấy răng hàm dưới chìa ra nặng bao gọn hàm trên; và rất khó ngậm miệng. Một số tình trạng răng bị hô hàm dưới nghiêm trọng do hô từ xương.

Răng hô hàm dưới là gì
Tình trạng răng hô hàm dưới là gì?

Nguyên nhân khiến răng hô hàm dưới?

Có nhiều nguyên nhân khiến răng hô hàm dưới, cụ thể: 

  • Yếu tố di truyền: Đây là nguyên nhân phần lớn gây hô hàm dưới; tỷ lệ móm do di truyền lên đến 90%. Bệnh nhân bị móm bẩm sinh sẽ có các đoạn gen ức chế sự phát triển của hàm trên; hoặc gen khiến hàm dưới quá phát.
  • Thói quen xấu: Những thói quen xấu như ngậm núm giả, mút tay;… trong thời gian dài khiến răng cửa bị sai lệch; vị trí đặt lưỡi nghỉ không đúng khiến xương hàm phát triển không đúng cách gây ra móm.
  • Trường hợp mất răng: Nếu vì lý do nào đó bị mất răng và không phục hồi sớm cũng dễ gây ra hiện tượng móm. Vùng bị mất răng sẽ sớm bị tiêu xương, từ đó làm lợi bị tụt và hàm răng trở nên xô lệch.

XEM THÊM:

So Sánh Chi Phí Niềng Răng Hô Nhẹ Giữa 4 Nha Khoa Chuẩn Hàn Quốc Hiện Nay 

Quy Trình Niềng Răng Khểnh Như Thế Nào? Mất Bao Lâu?

Răng Vẩu Nhẹ Nên Niềng Răng Hay Bọc Sứ?

Bị răng hô hàm dưới nên niềng hay phẫu thuật?

Tùy vào tình trạng của răng, bác sĩ chỉnh nha sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Cụ thể, bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát và chỉ định chụp phim X – quang. Sau đó, dựa trên phân tích cấu trúc răng hàm mặt; tình trạng của mỗi chiếc răng; và mật độ xương hàm; bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị chính xác nhất.

  • Trường hợp sai lệch khớp cắn do răng; các bác sĩ sẽ chỉ định bạn niềng răng. Đây là cách khắc phục tối ưu nhất với tình trạng bị răng hô hàm dưới. Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha để dịch chuyển răng về vị trí phù hợp. Quá trình niềng răng thường dao động từ 1-3 năm tùy vào tình trạng mỗi người.
  • Trường hợp sai lệch khớp cắn do xương hàm thì phẫu thuật chỉnh hàm là giải pháp khắc phục triệt để nhất. Trường hợp này phương án niềng răng sẽ có tác dụng ít hơn so với phẫu thuật.
  • Trường hợp móm do cả răng và hàm, bạn cần điều trị kết hợp giữa niềng răng; và phẫu thuật chỉnh hàm. Để đảm bảo kết quả lâu dài, ổn định thì sau khi phẫu thuật hàm móm; bác sĩ sẽ niềng răng để làm đều các răng, ổn định khớp cắn tránh trường hợp răng di chuyển.
Nguyên nhân khiến răng hô hàm dưới
Khớp cắn răng chuẩn đẹp

Ưu nhược điểm của niềng răng và phẫu thuật 

Việc niềng răng hay phẫu thuật đều có những ưu và nhược điểm riêng mà bệnh nhân nên cân nhắc. 

Về niềng răng hô hàm dưới

Niềng răng hô có rất nhiều hình thức; và mỗi hình thức sẽ có ưu và nhược điểm cụ thể riêng. Ví dụ như niềng răng mắc cài sứ, về ưu điểm thì có tính thẩm mỹ cao do có màu sắc tương đồng như màu răng thật; khi giao tiếp khó bị phát hiện và rút ngắn thời gian niềng răng hơn so với mắc cài kim loại. Tuy nhiên, chi phí niềng răng mắc cài sứ lại cao hơn so với mắc cài kim loại; và do vật liệu làm bằng sứ nên nếu va chạm mạnh thì mắc cài có thể bị phá vỡ. Nhưng nhìn chung niềng răng thường sẽ có những ưu nhược điểm chung như sau:

  • Ưu điểm: có nhiều loại niềng răng mà bệnh nhân có thể lựa chọn như mắc cài kim loại; mắc cài sứ; niềng răng trong suốt,… với giá thành khác nhau tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi người. Đây là phương pháp phổ biến và an toàn đối với nhiều người hiện nay. So với phẫu thuật thì niềng răng chỉ bằng ½ chi phí. Đồng thời chỉ dùng khí cụ để dịch chuyển răng nên sẽ có độ an toàn cao hơn so với phẫu thuật. 
  • Nhược điểm: thời gian niềng răng kéo dài; thường ít nhất phải hơn 1 năm trở lên tùy thuộc vào tình trạng răng mỗi người. Bạn phải đến nha khoa tái khám thường xuyên; và cần cẩn thận trong ăn uống để không bị rớt mắc cài. Ngoài ra cũng cần vệ sinh mắc cài và răng miệng đúng cách để tránh gây viêm nhiễm.
Ưu nhược điểm niềng răng và phẫu thuật
Niềng răng phục hồi tình trạng răng hô

Về phẫu thuật răng hô hàm dưới

  • Ưu điểm: tiến hành một lần duy nhất, hiệu quả bền vững và không gây đau đớn kéo dài. Hiện nay, với sự phát triển của hệ thống khoa học kỹ thuật và trình độ tại Việt Nam, phẫu thuật răng hô hàm dưới được thực hiện khá dễ dàng và an toàn. Bạn sẽ thấy rõ hiệu quả ngay sau khi phẫu thuật và sẽ lành thương nhanh chóng khi ứng dụng màng tế bào huyết tương giàu tiểu cầu.
  • Nhược điểm: chi phí phẫu thuật hàm hô khá cao, những người điều trị dịch vụ này cần phải chuẩn bị một khoản tiền tương đối lớn. Ngoài ra, phương án này đòi hỏi công nghệ cao cũng như bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật có nhiều năm kinh nghiệm. Xét về độ an toàn thì cũng không bằng niềng răng. Vì một khi phẫu thuật là có sự đụng chạm dao kéo; tất nhiên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Với một số bệnh nhân có sức khỏe kém hoặc có vấn đề sẽ không được chỉ định phẫu thuật. 
Bị răng hô hàm dưới nên niềng hay phẫu thuật
Phẫu thuật khắc phục tình trạng hô hàm dưới

Tạm kết về giải pháp cho răng hô hàm dưới 

Nếu bạn bị hô hàm dưới ở mức độ nhẹ và trung bình thì khuyến khích bạn nên niềng răng để vừa bảo đảm thẩm mỹ; vừa không phải trải qua phẫu thuật đau đớn. Hơn chết còn tiết kiệm được một khoản chi phí vừa phải. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý rằng thông thường; niềng răng bị móm sẽ có thời gian lâu hơn răng bị hô (tùy vào từng cơ địa mỗi người).

Trên đây là những kiến thức tổng quan nhất về niềng răng và phẫu thuật cho người răng hô hàm dưới. Mong rằng qua bài viết bạn sẽ có những hiểu biết nhất định, cùng với đó bạn nên đi thăm khám bác sĩ để có những phương án điều trị tốt nhất nhé!

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hoàng Lộc

Thông tin liên lạc Vixdental