Người ta thường nói “cái răng cái tóc là góc con người”. Tuy nhiên, một vài người không may sở hữu hàm răng bị hô nặng làm họ luôn cảm thấy tự ti; cũng như hạn chế tiếp xúc với người khác. Trường hợp này nếu như không điều trị kịp thời còn làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng nhai nuốt và sẽ tổn thương hệ tiêu hóa. Vậy thì: Răng hô nặng có niềng được không? Nên chọn loại niềng nào phù hợp? Hay cần thời gian bao lâu mới đẹp trở lại?… Dưới đây Vix Dental Clinic sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin quan trọng nhất cho trường hợp ở trên để bạn có thể hiểu rõ hơn.

Danh mục
Các dạng răng hô nặng thường gặp
Trước khi giải đáp câu hỏi “Răng hô nặng có niềng được không” chúng ta sẽ tìm hiểu xem có những dạng lệch lạc răng hô nào nhé!
Răng hô hoặc vẩu đây chính là tình trạng răng bị chìa ra phía trước quá nhiều; hay có khi cả xương hàm và cả răng đều bị nhô ra. Điều này khiến cho gương mặt bị biến dạng đồng thời mất đi vẻ đẹp tự nhiên. Đặc biệt nhất với răng hô vẩu nặng còn gây nguy hiểm hơn khi chúng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hóa vì quá trình nhai, nuốt gặp nhiều khó khăn.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và vị trí khác nhau mà răng hô nặng sẽ được chia làm nhiều trường hợp ví dụ như:
Răng hô hàm trên
Đây chính là do cấu trúc xương hàm phát triển quá mức làm cho chúng nhô ra; 2 hàm trên và dưới không khớp được với nhau. Khi đó khuôn mặt sẽ trở nên mất cân đối, chức năng nhai cũng sẽ gặp ảnh hưởng.
Răng hô cằm lẹm
Đây chính là do xương cằm quá ngắn, dáng của cằm bị hụt vào trong. Theo như thống kê thì có đến 70% trường hợp cằm bị lẹm bởi nguyên nhân di truyền. Thêm vào đó, còn do tai nạn; mắc những bệnh lý về răng miệng…

Răng hô làm môi dày
Vì răng hàm trên và cả răng hàm dưới bị mất cân đối khiến cho khớp cắn sai lệch. Biểu hiện của trường hợp này đó chính là răng hàm bị đưa ra ngoài quá mức so với hàm dưới; miệng cũng sẽ không thể khép lại hoàn toàn.
Răng hô hở lợi
Đây là một trong số những tình trạng nhiều người gặp phải. Khi cười làm nướu răng bị lộ ra bên ngoài quá nhiều vì răng ngắn; không tương ứng cùng với chiều cao của lợi. Điều này tuy không nguy hiểm tuy nhiên lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ.
Răng hô nặng có niềng được không?
Răng bị hô nặng ắt hẳn là điều không ai mong muốn cả. Tuy nhiên nếu không may rơi vào tình trạng này thì phải làm thế nào? Nhiều người cũng thắc mắc là liệu răng hô nặng có niềng được không?
Câu trả lời là CÓ. Dù răng bị hô nặng cũng sẽ có nhiều phương pháp; tuy nhiên, theo đánh giá thì niềng răng chính là giải pháp lý tưởng nhất. Niềng răng sử dụng hệ thống mắc cài hoặc khay niềng để dịch chuyển răng về đúng với vị trí chuẩn nhất. Tùy thuộc từng tình trạng, mức độ mà bạn cũng sẽ được tư vấn nên niềng răng loại nào; khắc phục được bao nhiêu phần trăm đồng thời thời gian là bao lâu.
- Với trường hợp bị hô nặng do răng, niềng răng sẽ giúp khắc phục 100%
- Với trường hợp bị hô nặng do hàm, niềng răng sẽ cải thiện khoảng 50-60% tình trạng hô
- Với những người bị hô nặng vừa do răng, vừa do hàm thì có thể khắc phục khoảng 60-70%
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp niềng răng, chắc hẳn việc này ít nhiều cũng khiến bạn gặp phải nhiều khó khăn trong việc lựa chọn. Hiểu được điều này, trong bài viết hôm nay; Nha khoa VIX sẽ giới thiệu đến bạn những phương pháp phổ biến và những ưu nhược điểm của chúng.
XEM THÊM:
Răng Hô Nhẹ Niềng Mất Bao Lâu? Có Nên Niềng Khi Răng Chỉ Hô Nhẹ?
Răng Hô Có Bọc Sứ Được Không ? 3 Lưu Ý Quan Trọng
Hô Hàm Nhẹ Nên Chọn Niềng Răng Mắc Cài Hay Trong Suốt?

Răng hô nặng nên chọn loại niềng răng nào?
Dưới đây là những loại mắc cài phổ biến, cũng như các ưu và nhược điểm mà bạn có thể tham khảo trước khi đưa ra quyết định nhé!
Niềng răng mắc cài kim loại thường
Đây là phương pháp được dùng phổ biến hiện nay. Loại khung kim loại này có khả năng chịu lực tốt nhất khi dùng thun buộc cố định dây cung trong những rãnh mắc cài. Từ đó sẽ tạo ra được lực kéo mạnh nhằm di chuyển răng về vị trí chuẩn nhất.

Ưu điểm
- Phương pháp này có chi phí rẻ nhất trong những loại mắc cài
- Không cần phải dùng công nghệ cao khi điều trị
Khuyết điểm
- Vì có mắc cài thế nên độ thẩm mỹ thấp, lộ rõ khi bạn giao tiếp
- Có thể xảy ra những vấn đề bị bung tuột mắc cài
- Dễ gây ra những tổn thương mô mềm trong khoang miệng
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Mắc cài kim loại tự buộc chính là phương pháp dùng mắc cài sở hữu hệ thống nắp trượt tự động hay cánh kim loại nhằm giữ dây mắc cài mà không cần sử dụng dây thun. Nhờ như vậy mà dây cung sẽ dễ dàng trượt tự do trong rãnh mắc cài.

Ưu điểm
- Ít bị bong tuột mắc cài hơn nhờ dây trượt so với những loại khác
- Giảm bớt được lực ma sát lên răng vì vậy nên giảm tình trạng đau nhức nướu và cả mô mềm
- Không cần khám quá thường xuyên để điều chỉnh dây cung
Khuyết điểm
- Chi phí cao hơn mắc cài niềng thông thường
Niềng răng mắc cài sứ, mắc cài pha lê
Đây chính là phương pháp sử dụng những hợp kim gốm cùng với 1 vài chất liệu vô cơ khác để làm mắc cài. Bạn cũng có thể chọn mắc cài sứ thường, mắc cài tự buộc hay mắc cài làm từ pha lê sở hữu tính chất tương tự giống sứ.

Ưu điểm
- Vì có màu sắc tương đồng với răng thật nên độ thẩm mỹ cao hơn
- Chất liệu cũng thân thiện với con người, không gây ra những tổn thương nướu
- Độ đàn hồi cao mang lại kết quả niềng răng hiệu quả hơn
Khuyết điểm
- Mức chi phí cao hơn so với sử dụng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong được xem là một trong các phương pháp hiện đại mang lại tính thẩm mỹ cao. Phương pháp này sẽ niềng ở mặt răng bên trong tiếp giáp với lưỡi để điều chỉnh răng về vị trí mong muốn trên cung hàm. Nhờ vậy sẽ giúp “giấu” những mắc cài vào mặt bên trong của thân răng; tăng tính thẩm mỹ, giúp người niềng yên tâm hơn khi giao tiếp.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ giúp cho người niềng tự tin hơn. Phù hợp với những người đang làm công việc phải giao tiếp nhiều; làm cho người đối diện không nhận ra là bạn đang niềng răng.
- Không gây tổn thương nhiều đến mặt ngoài răng khi tháo mắc cài.
- Do sở hữu thiết kế nhỏ gọn, bề mặt trơn láng; nên không làm tổn thương những cơ quan trong miệng như nướu, lưỡi; má… dễ dàng vệ sinh răng miệng do được thiết kế gọn gàng.
Nhược điểm
- Vì được gắn ở bên trong răng nên thời gian đầu sẽ có khá nhiều bất tiện cũng như vướng víu; thậm chí có thể gây ra tình trạng nói ngọng tuy nhiên sẽ quen sau thời gian từ 1 – 4 tuần.
- Khó vệ sinh răng miệng. Nhưng có thể khắc phục bằng cách sử dụng loại bàn chải chuyên dụng; đánh răng theo đúng chỉ dẫn của nha sĩ.
Tạm kết cho câu hỏi Răng hô nặng có niềng được không?
Trên đây là những chia sẻ nhằm giải đáp cho câu hỏi răng hô nặng có niềng được không? Theo đánh giá của những chuyên gia thì niềng răng là 1 quá trình và cần từ 2-4 năm, thậm chí là 5 năm. Vì cần nhiều thời gian hơn để dịch chuyển và sắp xếp răng về vị trí mong muốn. Tuy nhiên nếu chọn đúng bác sĩ giàu kinh nghiệm thì sẽ rút ngắn được thời gian niềng. Bởi bác sĩ sẽ biết giai đoạn nào quan trọng cần có các bước bổ sung như gắn vít hay là các khí cụ bổ trợ để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển răng.
Hiện nay, Nha khoa VIX đã ra mắt giải pháp Niềng răng Miracle giúp rút ngắn thời gian niềng chỉ còn ⅓ so với niềng răng thông thường. Bác sĩ sẽ kết hợp giữa công nghệ Thiết kế nụ cười và A.I vào chẩn đoán hình thái răng; và lên phác đồ niềng răng. Ngoài ra, quá trình niềng sử dụng khay trong suốt đảm bảo tính thẩm mỹ tuyệt đối. Để biết chi tiết hơn về giải pháp niềng răng Miracle; hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline:
Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Hoàng Lộc
