Sự xuất hiện của răng khôn trên cung hàm là điều không ai mong muốn; bởi vì đa số đều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng; gây đau nhức, viêm nhiễm, thậm chí dẫn đến biến chứng nếu chúng mọc sai lệch, mọc ngầm. Thế nên, vị trí mọc răng khôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy răng khôn thường mọc ở đâu?

Danh mục
Răng khôn thường mọc ở đâu?
Các bác sĩ tại Nha Khoa VIX cho biết răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) thường mọc vị trí trong cùng của cung hàm. Độ tuổi phổ biến xuất hiện răng khôn từ 17-25.

Theo lý thuyết thì người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng vĩnh viễn. Trong đó bao gồm 4 chiếc răng khôn mọc ở vị trí cuối 4 góc hàm (chia đều cho 2 hàm trên và dưới). Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số trường hợp chỉ mọc 1, 2, 3 chiếc; hoặc không mọc răng khôn. Ngoài ra, vị trí và kiểu mọc răng khôn cũng khác nhau nhất định, có thể gặp các trường hợp sau đây:
Răng khôn không mọc: Trường hợp nếu như đã quá độ tuổi trưởng thành mà vẫn không có dấu hiệu mọc răng khôn; thì có thể chúng sẽ mãi nằm yên dưới xương hàm.
Răng khôn mọc thẳng: Trường hợp này chỉ xuất hiện ở số ít người; theo đó các răng khôn đều mọc thẳng hàng; đúng vị trí & không xâm lấn qua các răng bên cạnh. Nhưng khi mọc vẫn có thể gặp các triệu chứng như sốt, đau nhức, sưng lợi,…
Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch: Đây là trường hợp phổ biến nhất ở nhiều người; gây ra khá nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và tinh thần; do những cơn đau dữ dội, nướu đỏ, sưng to, viêm nhiễm,…
Cấu tạo của răng khôn như thế nào?
Bên cạnh vấn đề tìm hiểu răng khôn thường mọc ở đâu? Thì cấu tạo của răng khôn như thế nào cũng được nhiều người quan tâm.
Cũng tương tự như các răng khác; răng khôn bao gồm thân răng và chân răng. Trong đó, thân răng là phần nằm ở phía trên nướu; chân răng là phần nằm sau dưới xương hàm, được giữ chặt bởi các dây chằng nha chu. Tuy nhiên, răng khôn có số lượng chân răng không cố định.

Men răng: Là lớp men ở ngoài cùng, bao bọc và bảo vệ thân răng. Men răng được cấu tạo từ 96% chất vô cơ nên chúng rất cứng chắc. Vậy nên có thể chịu được những lực tác động mạnh như ăn nhai hàng ngày.
Ngà răng: Là lớp nằm bên trong men răng nhưng không cứng bằng men răng; có màu vàng nhạt, hơi xốp và có tính thấm. Trong đó, ngà răng chiếm phần lớn khối lượng răng; chúng được cấu tạo từ 70% chất vô cơ, 20% là chất hữu cơ và 10% nước. Bởi vì chứa các ống thần kinh nên ngà răng khá nhạy cảm với các tác động bên ngoài như nhiệt độ nóng, lạnh.
Tủy răng: Được xem như trái tim của răng; chúng nằm trong buồng tủy và ống tủy. Tủy răng chứa các mạch máu, dây thần kinh, mạch hạch,…; giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi răng khỏe mạnh.
Răng khôn có chức năng gì?
Răng khôn có chức năng gì cũng là từ khóa được nhiều người tìm kiếm không kém răng khôn thường mọc ở đâu?
Theo các bác sĩ tại Nha Khoa VIX, răng khôn không có nhiều vai trò hay chức năng trong việc ăn nhai, cắn xé thức ăn. Mặc khác, cung hàm của con người hiện nay thường chỉ đủ vị trí cho 28 chiếc răng mọc thuận lợi. Do đó, khi răng khôn xuất hiện thì các mô mềm, niêm mạc đã phủ dày; nên dễ dẫn đến tình trạng mọc ngầm, ngang, xiên, lệch, đâm vào má,…; Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng, tinh thần cũng như đời sống sinh hoạt.
Một số thống kê cho thấy hiện tượng viêm nhiễm là biến chứng thường gặp nhất khi mọc răng khôn. Lý do bởi vì vùng nướu tại vị trí răng trồi lên sưng; từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi; phát triển gây đau nhức, cứng hàm, thậm chí mưng mủ. Trường hợp nhiễm trùng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời; vùng nhiễm trùng sẽ lan ra các vùng khác trong miệng như lưỡi, má trong, nướu,…; thậm chí gây nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngoài ra, đa số răng khôn mọc sẽ gây tổn thương đến các răng và mô mềm lân cận. Trong đó, răng hàm số 7 là chiếc răng bị ảnh hưởng nhiều nhất; có khả năng bị sâu răng, lung lay, mất răng vĩnh viễn. Hơn nữa, đối với các răng khôn mọc ngầm còn có thể thoái hóa thành các u nang làm yếu xương hàm. Thậm chí còn chèn ép các dây thần kinh; gây rối loạn cảm giác ở môi,da, niêm mạc.
Triệu chứng mọc răng khôn
Sau khi tìm hiểu xong răng khôn thường mọc ở đâu? Chúng ta cùng nhau khám phá thêm các triệu chứng mọc răng khôn thế nào nhé!
Thực tế cho thấy quá trình mọc răng khôn diễn ra không liên tục; tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thông thường sẽ mất khoảng 3-5 tháng thì răng khôn mới mọc trồi lên hết (có trường hợp chỉ trồi 1 nữa hoặc mọc ngầm dưới nướu). Dưới đây là một số dấu hiệu mọc răng khôn thường gặp nhất mà các bạn có thể tham khảo:
Đau nhức khó chịu
Đây là hiện tượng dễ nhận biết nhất và thường gặp khi mọc răng khôn. Các đơn đau nhức có thể thoáng qua; hoặc kéo dài khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu; ảnh hưởng đến ăn uống, tinh thần và giấc ngủ. Đặc biệt, đau nhức răng sẽ mạnh hơn khi răng khôn từ từ nhú ra khỏi nướu.
Sưng nướu
Sưng nướu cũng là triệu chứng phổ biến khi mọc răng khôn. Lý do bởi vì khi chúng ta trưởng thành, xương hàm cũng sẽ trở nên cứng chắc; và không phát triển về kích thước nữa. Do đó, sự xuất hiện muộn của răng khôn sẽ khiến nướu bị giãn ra và bị sưng tấy. Thông thường, sưng nướu răng khôn sẽ kéo dài cho đến khi răng mọc lên ổn định.
Hàm nặng nề cử động khó khăn hơn trước
Trong quá trình mọc răng khôn, cảm giác hàm của bạn sẽ trở nên nặng nề hơn. Đồng thời, má cũng sưng lên nên việc vận động cơ miệng, cười nói; ăn nhai gặp chút khó khăn.
Bị sốt và nhức đầu
Mọc răng khôn sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường; nên sốt là triệu chứng khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng bởi vì đa số cơn sốt đều là nhẹ và không kéo dài. Hơn nữa, sau khi răng khôn mọc hoàn chỉnh thì tình trạng sốt, đau đầu cũng không còn nữa.

Chán ăn, ăn không ngon miệng
Nhiều người hay phàn nàn ăn không ngon miệng trong quá trình mọc răng khôn. Lý do bởi vì các triệu chứng như mệt mỏi, sốt; đau nhức do răng khôn gây ra. Một phần nữa nguyên nhân gây chán ăn là do người bệnh không nhai được như bình thường; nếu thường xuyên đụng đến phần lợi chuẩn bị mọc răng khôn sẽ đau rất nhiều; không thể nhai và cảm nhận được thức ăn.
Xuất hiện mùi hôi miệng
Hôi miệng cũng là triệu chứng điển hình khi mọc răng khôn; lý do bởi vùng nướu lúc này đang tổn thương. Kết hợp với các mảng bám thức ăn không được vệ sinh sạch sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Tình trạng này ảnh hưởng lớn đến công việc và quá trình giao tiếp hàng ngày.
ĐẶT LỊCH CHỤP HÌNH KIỂM TRA, THĂM KHÁM RĂNG KHÔN MIỄN PHÍ
BẤM TẠI ĐÂY
Dấu hiệu răng khôn mọc lệch
Đau nhức kéo dài
Thông thường, đa số các răng khôn khi mới nhú lợi lên sẽ khiến bạn đau nhức; nhưng cảm giác này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Do đó, nếu triệu chứng sưng đau kéo dài không hết thì rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng răng khôn mọc lệch. Lúc này bạn nên dành thời gian gặp bác sĩ để được thăm khám; và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hại.
Suy giảm khả năng ăn nhai
Răng khôn mọc sai lệch sẽ khiến bạn ăn nhai khó khăn hơn; thường xuyên đau nhức nên cơ thể luôn mệt mỏi, sinh hoạt bất tiện.
Thường xuyên bị sốt
Như Nha Khoa VIX có chia sẻ bên trên; sốt là triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài thường xuyên thì bạn nên thăm khám ngay; bởi vì đây có thể là dấu hiệu của răng khôn mọc lệch, mọc ngầm.
Nhiễm trùng
Răng hàm số 7 nằm ở vị trí sát răng khôn; vậy nên khi răng số 8 mọc lệch sẽ khiến răng số 7 bị ảnh hưởng nặng nề. Có thể gây viêm lợi, áp xe răng, sưng nướu, nha chu,…; Lúc này bạn nên có kế hoạch nhổ bỏ sớm để tránh sâu răng, mất răng số 7.
Mọc răng khôn đau mấy ngày?
Trên thực tế, thời gian đau do mọc răng khôn gây ra sẽ có sự khác nhau ở từng người. Hơn nữa, răng khôn mọc theo nhiều giai đoạn; mỗi đợt mọc sẽ gây cảm giác đau nhức khác nhau. Có thể từ 1-2 ngày, 10 ngày đến nữa tháng hoặc lâu hơn. Trong đó, khoảng thời gian giữa các lần mọc răng khôn dao động từ 1 tháng đến vài tháng.
Mọc răng khôn có ý nghĩa gì?
Sở dĩ có tên gọi là “răng khôn” bắt nguồn từ việc chiếc răng này mọc ở vị trí cuối cùng trên cung hàm; xuất hiện khi con người ở độ tuổi trưởng thành. Ý nghĩa của chiếc răng đặc biệt này cũng khác nhau ở các quốc gia. Tại Indonesia thì người ta gọi răng số 8 là răng “em út” vì mọc muộn nhất. Còn người Thái Lan thì gọi nó là “Fan-khut” – nghĩa là thiếu không gian; thường nằm chen chúc ở phía cuối trong cung hàm. Người Hàn gọi chiếc răng này khá thú vị đó là “Sa-rang-nee”; mang ý nghĩa tuổi thanh xuân và nỗi đau của tình yêu đầu đời.
Nhìn chung thì răng khôn không đem lại chức năng gì rõ ràng; trong khi phiền toái đem lại thì khá nhiều. Bởi vì cung hàm của con người ngày nay tương đối nhỏ nên chỉ đủ chỗ cho 28 răng. Vậy nên nếu 4 chiếc răng khôn mọc lên nữa thì khả năng cao bị lệch, mọc ngầm, xiên. Từ đó dẫn đến nhiều biến chứng về răng miệng.
Nhổ răng khôn ở đâu an toàn và uy tín?
Sau khi đã biết được răng khôn thường mọc ở đâu? Và các tác hại răng khôn như thế nào? Thì việc tìm chọn một địa chỉ nha khoa uy tín là vô cùng cần thiết.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phòng khám nha khoa cung cấp dịch vụ nhổ răng khôn. Tuy nhiên, không phải tất cả địa chỉ đều có đội ngũ bác sĩ giỏi; trang thiết bị tiên tiến, hiện đại. Vậy nên, để giúp quá trình nhổ răng diễn ra suôn sẻ, không đau, tránh biến chứng; và hồi phục nhanh thì bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng nơi mình gửi gắm nhé.
Tại sao nên chọn nhổ răng khôn tại Nha Khoa VIX?
Nha Khoa VIX tự hào là một trong những phòng khám được đông đảo khách hàng tin chọn. Các bác sĩ tại đây đều có nhiều năm kinh nghiệm; được đào tạo bài bản và đã nhổ thành công cho hàng trăm ca răng khôn khác nhau; kể cả những ca phức tạp nhất. Hơn nữa, hệ thống trang thiết bị đều được nhập khẩu chính hãng; sử dụng công nghệ nhổ răng sóng siêu âm giúp giảm sưng đau, sang chấn tối đa. Từ đó đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của tất cả khách hàng.

Đặc biệt, sau khi nhổ răng xong các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc; vệ sinh ăn uống đúng cách, khoa học; nhằm giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa biến chứng. Chi phí tại phòng khám cũng được niêm yết công khai minh bạch; thường xuyên áp dụng nhiều chương trình ưu đãi nên đem đến cho khách hàng mức giá tốt nhất.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề răng khôn thường mọc ở đâu? Mọi thắc mắc về răng khôn cần được giải đáp; đừng ngần ngại liên hệ với phòng khám qua số HOTLINE: 028 3535 2929.
