Răng bị ê buốt thì phải làm sao? Nguyên nhân ê buốt răng

Răng bị ê buốt

PARK IN HWAN
Professor-Doctor

  • Giáo sư khoa phục hình răng hàm mặt tại trung tâm y tế đại học Hàn Quốc.
  • Bác sĩ hội đồng thể thao và Olympic Hàn Quốc.
  • Giám đốc điều hành Tổ chức Implant Quốc Tế ICOI Korea.
đặt hẹn xem hồ sơ

VÕ ĐẶNG THẢO NGUYÊN
Doctor

  • Thạc sĩ chuyên ngành niềng răng.
  • Tốt nghiệp ĐH Y Dược tp. Hồ Chí Minh.
  • Chứng chỉ hành chỉnh nha được cấp bởi Bệnh Viện RHM TP HCM.
đặt hẹn xem hồ sơ

HUỲNH THỊ THẢO TRANG
Doctor

  • Tốt nghiệp đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
  • Điều trị tổng quát, dự phòng.
  • Chuyên môn chăm sóc răng miệng cho trẻ em.
đặt hẹn xem hồ sơ

NGUYỄN HOÀNG LỘC
Doctor

  • Thạc sĩ, bác sĩ chuyên ngành niềng răng.
  • Tốt nghiệp loại giỏi ĐH Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
  • Chứng nhận chỉnh hình răng hàm mặt Invisalign.
đặt hẹn xem hồ sơ

AN SERA
Doctor

  • Tốt nghiệp Đại học Yonsei
  • Thành viên Viện Nội nha Upeen
  • Chuyên khoa nhi khoa/Điều trị tổng quát
đặt hẹn xem hồ sơ

Răng bị ê buốt không chỉ gây nhiều khó khăn trong việc ăn uống mà tình trạng này còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy răng bị ê buốt thì phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý là gì? Cùng nha khoa VIX tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Răng bị ê buốt là gì?

Răng bị ê buốt là tình trạng đau nhức và khó chịu, nhạy cảm khi tiếp xúc với một số yếu tố kích thích nhất định như nóng, lạnh, chua, ngọt,… Bệnh xảy ra do lớp men bảo vệ răng bị mòn, ngà răng và các dây thần kinh bên dưới lộ ra ngoài.

Bình thường, ngà răng của bạn sẽ được bao bọc bởi một lớp men răng. Tác dụng của men răng chính là bảo vệ ngà răng. Khi lớp men răng bị hỏng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn và người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau buốt và lung lay răng. Ở nhiều trường hợp răng quá nhạy cảm, chỉ cần hít phải một luồng không khí lạnh cũng khiến răng bị ê buốt.

Răng bị ê buốt là tình trạng đau nhức và khó chịu, nhạy cảm khi tiếp xúc với một số yếu tố kích thích
Răng bị ê buốt là tình trạng đau nhức và khó chịu, nhạy cảm khi tiếp xúc với một số yếu tố kích thích

Răng bị ê buốt thì phải làm sao?

Tùy theo mức độ mà tình trạng ê buốt chân răng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt hàng ngày khi mắc phải. Điển hình như không thể thưởng thức món ăn yêu thích, nhất là người lớn tuổi và trẻ em thường có nguy cơ bị biếng ăn. Bên cạnh đó, thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cơ thể bị suy nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe chung.

Dưới đây là một số cách xử lý tình trạng răng bị ê buốt như sau:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Nên chải răng 2 lần một ngày: sáng và tối trước khi đi ngủ. Để quá trình vệ sinh răng miệng được đảm bảo bạn nên sử dụng các loại kem đánh đánh răng có fluoride hoặc là các loại nước súc miệng. Đánh răng bằng nước ấm 30-40 độ C có thể hạn chế ê buốt răng. Mỗi lần ăn xong bạn có thể dùng chỉ tơ nha khoa để giúp loại bỏ các mảng bám trên 2 mặt bên của kẽ răng khi mà bàn chải không thể làm được.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Không sử dụng đồ uống chứa nhiều axit, đặc biệt là nước có ga, nước cam, chanh, cà chua. Hạn chế ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì khiến cho men răng bị mỏng đi dẫn đến tình trạng ê buốt chân răng hàm dưới.

Thay vào đó, hãy ăn các thực phẩm giúp cung cấp độ ẩm cho miệng, chống lại acid và vi khuẩn tác động làm mòn men răng như rau quả giàu chất xơ, các thực phẩm ít đường, thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, sữa không đường, sữa chua nguyên chất. Có thể uống trà xanh, trà đen hoặc nhai kẹo cao su không đường sẽ giúp tăng tiết nước bọt làm ẩm khoang miệng.

hãy ăn các thực phẩm giúp cung cấp độ ẩm cho miệng, chống lại acid và vi khuẩn tác động làm mòn men răng
Hãy ăn các thực phẩm giúp cung cấp độ ẩm cho miệng, chống lại acid và vi khuẩn tác động làm mòn men răng

Bổ sung canxi

Canxi là một yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bổ sung canxi vào khẩu phần ăn hàng ngày để củng cố men răng và giảm nguy cơ răng bị ê buốt. Ngoài việc ăn các nguồn canxi từ thực phẩm, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bổ sung canxi sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Khám sức khỏe răng miệng

Người bệnh nên duy trì thói quen khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng /1 lần. Từ đó, phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Nếu người bệnh cảm thấy tình trạng răng bị ê buốt trong vài ngày, nên đến gặp Bác sĩ nha khoa để được khám và điều trị bằng một số thủ thuật nha khoa khác để giảm độ ê buốt cho răng, gồm:

  • Che phủ bề mặt chân răng bị lộ.
  • Phủ vecni fluor lên bề mặt ngà răng bị lộ ra ngoài.
  • Trám răng được áp dụng cho bề mặt chân răng lộ ra, hoặc mòn cổ răng trong việc chải răng không đúng cách.
Người bệnh nên duy trì thói quen khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng /1 lần.
Người bệnh nên duy trì thói quen khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng /1 lần.

Nguyên nhân ê buốt răng

Mặc dù tình trạng này không gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng trong một số trường hợp đây là biểu hiện của các bệnh lý như đau răng, viêm nướuviêm nha chu… Không ít người phải trải qua triệu chứng này mà không hề hay biết tại sao răng bị ê buốt và không biết cách cải thiện tình trạng này.

Dưới đây là những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt:

Vệ sinh răng sai cách

Thực tế, không phải ai cũng đánh răng đúng cách. Nhiều người nghĩ đánh răng càng mạnh, càng kĩ và đánh răng nhiều lần sẽ giúp sạch vi khuẩn và mảng bám. Ngược lại, có nhiều người coi việc đánh răng như một cách làm thơm miệng nên chỉ đánh răng cho qua loa, cho xong nên răng miệng chưa được làm sạch hoàn toàn. Do đó, khiến cho lớp men răng bị bào mòn, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

Ngoài ra, bàn chải đánh răng quá cứng, loại kem đánh răng không phù hợp hoặc lạm dụng nước súc miệng cũng gây ra tình trạng răng bị ê buốt. Với những trường hợp răng nhạy cảm (lớp men răng đã bị hỏng), thì việc dùng nước súc miệng có chứa nhiều axit trong thời gian dài sẽ khiến răng của bạn tổn thương nhiều hơn.

Vệ sinh răng sai cách là một trong những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt
Vệ sinh răng sai cách là một trong những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt

Do bệnh lý về răng miệng

Một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi, sứt mẻ răng,…Trong đó, tình trạng sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến răng bị ê buốt và gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

Tình trạng răng bị sâu khiến cho lớp tủy răng dễ dàng bị kích thích do các thực phẩm có tính nóng, lạnh, ngọt và thậm chí cả không khí có thể lọt vào lỗ sâu răng, gây nên ê buốt răng, thậm chí gây đau nhức cả khoang miệng dẫn đến không thể nhai được thức ăn, mất răng vĩnh viễn.

Sâu răng cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tụt lợi và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Tình trạng tụt lợi sẽ khiến cho phần ngà ở phía dây thần kinh chân răng bị lộ ra và khiến răng dễ bị ê buốt hơn.

Viêm nướu cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt
Viêm nướu cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt

Chế độ ăn uống nhiều axit

Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng axit cao như trái cây họ cam quýt, cà chua, dưa chua và trà có thể gây mòn men răng và dẫn đến răng bị ê buốt.

Sản phẩm làm trắng răng

Các sản phẩm làm trắng răng giúp cải thiện ngoại hình và mang lại sự tự tin. Tuy nhiên, việc này có thể gây một số hậu quả không tốt cho răng như răng bị ê buốt. Chất peroxide thường có trong các sản phẩm làm trắng răng có thể làm suy yếu men răng. Vì vậy, nếu muốn răng trắng sáng, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề làm trắng răng, đặc biệt với răng ê buốt.

Nghiến răng

Nhiều người có tật xấu là nghiến răng khi ngủ. Tật xấu này không chỉ phát ra những âm thanh gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác mà còn gây hại cho răng. Khi bạn nghiến răng, hai hàm răng sẽ siết chặt lại và gây mòn răng, từ đó ảnh hưởng đến men răng và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

Các thủ thuật nha khoa

Thông thường răng sẽ nhạy cảm hơn sau khi thực hiện một số thủ thuật nha khoa như cạo vôi răng, trám răng, trang trí răng, làm trắng răng, làm láng chân răng, bọc mão răng giả hay một số quy trình phục hình răng khác. Tuy nhiên, đa số trường hợp tình trạng ê buốt răng do những nguyên nhân này đều biến mất sau 4 – 6 tuần. Vì vậy, nên tham khảo thêm ý kiến tư vấn của nha sĩ để giảm tình trạng ê buốt răng sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa.

Có thể nói rằng, răng bị ê buốt không đơn giản chỉ khiến bạn phải từ bỏ những món ăn yêu thích của mình, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể ảnh hưởng đến việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt, đối với các em nhỏ, đau buốt răng có thể dẫn tới chứng biếng ăn và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Với những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng răng bị ê buốt. Hãy liên hệ với các bác sĩ tại Nha khoa VIX để được thăm khám và tư vấn khi gặp các triệu chứng bất thường liên quan đến răng miệng nhé.

Đặt lịch thăm khám nha khoa tại

VIX DENTAL CLINIC